Đã bước qua tuổi 80 nhưng hàng ngày bà Liễu vẫn lê chân tàn tật sang nhà hàng xóm xin từng xô nước về để nấu ăn và giặt giũ cho người chồng kém 5 tuổi không đi lại được.
Căn nhà 3 gian bé nhỏ, đơn sơ của đôi vợ chồng già tàn tật Phạm Văn Thịnh và Trần Thị Liễu (xã Xuân Lôi - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc) chỉ có chiếc bàn, chõng tre cọt kẹt và 2 chiếc giường ngủ cũ kỹ. Nhờ số tiền hỗ trợ hộ nghèo nên ông bà mới xây được căn nhà này.
Gọi là nhà xây nhưng vẫn cột tre, nền đất. Hoàn cảnh khó khăn nên ông bà không thể làm được sân mà chỉ dùng vài ba chiếc tải cũ rách cắt ra lót cho đỡ bụi bẩn.
"Bà ấy tuy hơn tuổi, nhưng yêu thương và chăm sóc tôi lắm" - ông Phạm Văn Thịnh
Nhà không có giếng, hàng ngày bà phải lê sang nhà hàng xóm xin từng xô nước về để nấu nướng và sinh hoạt. Bà có một con trai với người chồng trước đã lấy vợ ra ở riêng. Hoàn cảnh của vợ chồng anh cũng rất khó khăn, nên chẳng giúp được gì cho mẹ già.
Chồng bà Ngà, ông Phạm Văn Thịnh 75 tuổi. Năm lên 8 bị ngã, do không được chữa trị chân đến nơi đến chốn nên nay ông không đi lại được. Một bên mắt cũng không còn nhìn được rõ. Hàng ngày, ông cũng chẳng giúp bà được việc gì, chỉ thỉnh thoảng cho 5 con gà con ăn.
Trong câu chuyện của mình ông Thịnh không một lời than trách số phận. Ông chỉ thương cho người vợ vất vả, hàng ngày vẫn tận tụy chăm sóc ông từng bữa cơm, giấc ngủ.Ông bảo: "Cuộc đời ông may mắn vì đến gần hết cuộc đời vẫn có một người phụ nữ dù hơn tuổi thương yêu và tận tụy với mình đến thế".
Từ ngày mổ bệnh phong gió đến nay, từ bánh chè trở lên đã không còn xương
nên bà Liễu không thể đi lại một cách bình thường.
Đã qua 40 năm chung sống, ông bà không có con nhưng vẫn gắn bó, chia sẻ với nhau. Bà tranh thủ trồng thêm mấy luống rau để có cái ăn, ai tốt bụng mua cho thì bán kiếm thêm chút tiền.
Mỗi tháng cả hai ông bà được trợ cấp 400 nghìn. Hôm chúng tôi đến có một người hàng xóm tốt bụng mang đến cho ông bà nửa bát con thịt. Đến bữa chỉ có nồi cơm nhỏ xíu, bát canh và mấy miếng thịt luộc người hàng xóm đem cho, ông bà cứ vậy ăn mà không có nước chấm.
Ông Thịnh phải dùng tay vịn vào tường để đứng dậy vì chân trái cũng không thể đứng nổi.
Ông Thịnh bảo: “Bà ăn miếng thịt này để có sức mà còn đi xin nước về nấu cơm”. Bà Liễu đẩy lại nói: “Ông cố ăn cho khỏe, để còn sống với tôi nữa chứ”.
Họ nhường qua nhường lại, động viên nhau cố nuốt bát cơm nhạt giữa trưa hè nhễ nhại.
Link: http://nguoilon.biz/dang-long-canh-cu-80-let-di-xin-nuoc-nau-com-cho-chong.html#ixzz24Fx5RRUg