.

Rộ tin đồn về 3 báu vật hoàng tộc Chăm

Dư luận ở Lâm Đồng trong những ngày gần đây không ngớt đồn đại về 3 báu vật hoàng tộc Chăm đang được một nhà sưu tầm đồ cổ ở Đà Lạt sở hữu.
Rộ tin đồn về 3 báu vật hoàng tộc Chăm
Ông Nguyễn Đăng Thanh kể về 3 món hàng độc mà ông đang sở hữu


Người mà dư luận nhắc đến là ông Nguyễn Đăng Thanh, ngụ tại 86 Hoàng Diệu, TP. Đà Lạt – hội viên Câu lạc bộ UNESCO Nghiên cứu bảo tồn cổ vật Việt Nam tỉnh Lâm Đồng. Đó là tấm xà rông của Vua Chăm, dao lệnh của Vua Chăm và bộ chiêng arap của hoàng tộc Chăm.

Về tấm xà rông được cho là trang phục của Vua Chăm, ông Thanh tỏ ra dè dặt: “Giới đồ cổ thì nói vậy. Còn tôi, tôi chưa khẳng định một cách chắc chắn rằng đó là tấm xà rông của Vua Chăm. Nhưng chắc chắn là nó rất quý và có liên quan đến cộng đồng người Churu ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng – những người từng được hoàng thân quốc thích của Vua Chăm giao giữ những đồ vật của triều đình khi chạy lên đây trong lịch sử xa xưa”.
Rộ tin đồn về 3 báu vật hoàng tộc Chăm, Tin tức trong ngày, bau vat hoang toc, bau vat, dan toc cham, hoang toc cham, hang doc, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Ông Nguyễn Đăng Thanh kể về 3 món hàng độc mà ông đang sở hữu
Theo ông Thanh, ông đã mua lại tấm xà rông này từ một người bạn cũng chuyên sưu tầm đồ cổ. Chúng tôi quan sát: Tấm xà rông có chiều rộng 95cm và dài 174cm; được dệt bằng lụa tơ tằm, khá mịn và có trang trí nhiều hoa văn với nhiều màu sắc khá sặc sỡ.

Về bộ chiêng arap, ông Thanh nói rằng cách nay chưa lâu, trong một chuyến đi chơi ở Ninh Thuận, ông vô tình gặp được một gia đình người Churu ngỏ lời bán bộ chiêng 12 chiếc mà theo họ nói là “truyền từ đời này sang đời khác”; là bộ chiêng được sử dụng trong các dịp lễ hội của hoàng triều Chăm. Qua quan sát, chúng tôi thấy, bộ chiêng này gồm 12 chiếc chiêng bằng (không có núm), đặt trùng khít lên nhau từ nhỏ đến lớn.

Hiện trong tay ông Nguyễn Đăng Thanh có hơn 10.000 hiện vật sưu tầm được, trong đó có rất nhiều hiện vật liên quan đến đời sống và văn hóa các dân tộc ít người, đặc biệt là các hiện vật của người Chăm và các tộc người thiểu số Nam Tây Nguyên.
Theo Võ Khắc Dũng (Dân Việt)

Tin mới cập nhật

Blogger Gadgets