Ông Tằng nhe răng, hắn đưa cây gậy nhỏ vào miệng ông Tằng, rồi điệu nghệ như gã thợ mộc lành nghề. Cứ gõ đục vào đầu gậy, cục một cái, thì một chiếc răng của ông Tằng bật ra.
Màn đục răng man rợ
Một ngày, có một cựu tù binh Phú Quốc đến Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày ở Phú Xuyên (Hà Nội) tặng… 8 chiếc răng. Chuyện bảo tàng tư nhân này trưng bày 8 chiếc răng, cùng với lá thư nghuệch ngoạc, đã gây chấn động dư luận một thời. Sau mấy mươi năm hòa bình, mà cả nước vẫn còn sững sờ bởi những câu chuyện tra tấn khủng khiếp ở nhà lao Phú Quốc.
Vài ngày sau khi ông Vũ Minh Tằng lặn lội lên tận Hà Nội tặng răng, tôi cùng lương y Phạm Văn Thanh về thôn Tiên Hào (Vĩnh Hào, Vụ Bản, Nam Định) gặp ông. Lương y Thanh bắt mạch, khám bệnh, bốc thuốc cho ông Tằng.
Cảnh tượng đục răng
Anh lần sờ những vết thương trên cơ thể người cựu tù, vẫn thấy lạo xạo xương vỡ, lộm cộm những mảnh đạn trong người. Ngay hốc mắt của ông vẫn còn mảnh đạn mà ai sờ cũng thấy. Lương y Thanh cứ lắc đầu không hiểu vì sao người tù cộng sản này vẫn sống được qua những đòn tra tấn khủng khiếp như thế.
Ngôi nhà ngói dột nát ở Tiên Hào có 3 con người bệnh tật, héo hon. Vợ ông Tằng, bà Nguyệt suốt ngày chỉ ngồi trên giường, thi thoảng bò lê ra ghế. Bà bị viêm khớp nặng quá, đầu gối sưng tấy như quả bưởi, không đi lại nổi. Chẳng có tiền mua thuốc, khám bệnh, nên mặc kệ căn bệnh tác quái.
Ngôi nhà ngói dột nát ở Tiên Hào có 3 con người bệnh tật, héo hon. Vợ ông Tằng, bà Nguyệt suốt ngày chỉ ngồi trên giường, thi thoảng bò lê ra ghế. Bà bị viêm khớp nặng quá, đầu gối sưng tấy như quả bưởi, không đi lại nổi. Chẳng có tiền mua thuốc, khám bệnh, nên mặc kệ căn bệnh tác quái.
Ông Vũ Minh Tằng (bên phải) và lương y Phạm Văn Thanh. Lương y Thanh
đã tặng thuốc điều trị nhiều bệnh cho ông Vũ Minh Tằng.
Người em trai của ông Tằng là Vũ Văn Mỹ, hơn 60 tuổi, mà vẫn như một đứa trẻ, tật nguyền và ngây dại. Năm 10 tuổi, Mỹ trèo cây cau bắt chim, bị ngã gẫy cột sống. Không được chữa trị kịp thời nên bại liệt, mất trí. Vợ chồng ông Tằng thay nhau chăm bẵm người em suốt 50 năm qua.
Ông Tằng lấy vợ năm 1958. Vợ chuẩn bị sinh người con thứ hai thì ông xung phong vào chiến trường. Trong trận quyết chiến ở hang Đá Chẹt (Quảng Ngãi), bị địch tập kích, một viên đạn trúng đầu, vỡ hộp sọ, nhưng ông vẫn nã đạn diệt địch.
Không khuất phục được nhóm bộ đội cứng đầu, địch ném lựu đạn hơi cay. Lúc tỉnh dậy, ông đã thấy nằm trên máy báy ra nhà tù Phú Quốc.
Ông Tằng lấy vợ năm 1958. Vợ chuẩn bị sinh người con thứ hai thì ông xung phong vào chiến trường. Trong trận quyết chiến ở hang Đá Chẹt (Quảng Ngãi), bị địch tập kích, một viên đạn trúng đầu, vỡ hộp sọ, nhưng ông vẫn nã đạn diệt địch.
Không khuất phục được nhóm bộ đội cứng đầu, địch ném lựu đạn hơi cay. Lúc tỉnh dậy, ông đã thấy nằm trên máy báy ra nhà tù Phú Quốc.
Chỉ đập nhẹ chiếc đục, răng lập tức bật ra
Từ năm 1968, ông Tằng cùng đồng đội chính thức rơi vào cảnh sống ở địa ngục trên trần gian, nếm trải đủ mọi hình phạt khủng khiếp.
Vào trại, ông Tằng được Đảng ủy phân công làm Bí thư Chi bộ phân khu 2. Ông Tằng cũng là người tổ chức cho anh em vượt ngục. Sau hơn một năm dùng thìa, dĩa đào từng nhúm đất, 100 tù binh đã đào tẩu ra ngoài. Một số lạc trong rừng, bệnh tật chết, một số bị bắn chết, một số theo dân chài trốn được vào đất liền, tiếp tục hoạt động cách mạng.
Riêng ông Tằng chưa kịp độn thổ thì cuộc vượt ngục bại lộ. Ông cùng nhiều chiến sĩ cách mạng được giao cho ác quỷ Bảy Nhu tra tấn.
Vào trại, ông Tằng được Đảng ủy phân công làm Bí thư Chi bộ phân khu 2. Ông Tằng cũng là người tổ chức cho anh em vượt ngục. Sau hơn một năm dùng thìa, dĩa đào từng nhúm đất, 100 tù binh đã đào tẩu ra ngoài. Một số lạc trong rừng, bệnh tật chết, một số bị bắn chết, một số theo dân chài trốn được vào đất liền, tiếp tục hoạt động cách mạng.
Riêng ông Tằng chưa kịp độn thổ thì cuộc vượt ngục bại lộ. Ông cùng nhiều chiến sĩ cách mạng được giao cho ác quỷ Bảy Nhu tra tấn.
Bảy Nhu hiện nay
Xác định rơi vào tay Bảy Nhu thì kiểu gì cũng chết, nên ông Tằng vui vẻ chấp nhận, xác định rõ tư tưởng. Chúng tra khảo kiểu gì, ông cũng chẳng khai, nhận tất chủ mưu cuộc vượt ngục về mình.
Bảy Nhu lạnh lùng bảo: “Mày được lắm. Có khí chất người cộng sản. Tao sẽ cho mày nhấm nháp cái chết từ từ. Giờ mày muốn nộp răng nào?”. Ông Tằng nhìn vào mặt Bảy Nhu bảo: “Mạng tao trong tay mày, mày thích lấy cái nào thì tùy”.
Ông Tằng nhe răng, hắn đưa cây gậy nhỏ vào miệng ông Tằng, rồi điệu nghệ như gã thợ mộc lành nghề. Cứ gõ đục vào đầu gậy, cục một cái, thì một chiếc răng của ông Tằng bật ra.
Bảy Nhu lạnh lùng bảo: “Mày được lắm. Có khí chất người cộng sản. Tao sẽ cho mày nhấm nháp cái chết từ từ. Giờ mày muốn nộp răng nào?”. Ông Tằng nhìn vào mặt Bảy Nhu bảo: “Mạng tao trong tay mày, mày thích lấy cái nào thì tùy”.
Ông Tằng nhe răng, hắn đưa cây gậy nhỏ vào miệng ông Tằng, rồi điệu nghệ như gã thợ mộc lành nghề. Cứ gõ đục vào đầu gậy, cục một cái, thì một chiếc răng của ông Tằng bật ra.
Chôn sống tù binh
Bình thường, Bảy Nhu bắt tù binh nhè răng ra để hắn dùng làm toòng teng đeo cổ, hoặc đựng vào ống bơ, còn máu thì phải nuốt ngay vào bụng kẻo bẩn phòng tra tấn, nhưng riêng với ông Tằng thì hắn bắt nuốt cả răng lẫn máu.
Đục 3 cái rồi, mà ông Tằng vẫn thản nhiên để hắn đục, chả thành khẩn khai báo gì, nên hắn chuyển phương án khác, cho ông Tằng tự chọn răng. Bảy Nhu bảo: “Tao cho mày quyền chọn răng hiến tặng. Mày kê nhầm, mất vài cái thì đừng có trách”.
Hắn đưa cho ông Tằng cây gỗ nhỏ hơn, bắt ông cắn chặt cây gỗ đó. Hắn cầm vồ đập từ trên xuống, thì chiếc răng hàm trên văng ra, còn đập từ dưới lên, thì răng hàm dưới văng ra ngoài. Cứ thế, hắn đục rụng 9 cái răng của tù binh Vũ Minh Tằng.
Đục 3 cái rồi, mà ông Tằng vẫn thản nhiên để hắn đục, chả thành khẩn khai báo gì, nên hắn chuyển phương án khác, cho ông Tằng tự chọn răng. Bảy Nhu bảo: “Tao cho mày quyền chọn răng hiến tặng. Mày kê nhầm, mất vài cái thì đừng có trách”.
Hắn đưa cho ông Tằng cây gỗ nhỏ hơn, bắt ông cắn chặt cây gỗ đó. Hắn cầm vồ đập từ trên xuống, thì chiếc răng hàm trên văng ra, còn đập từ dưới lên, thì răng hàm dưới văng ra ngoài. Cứ thế, hắn đục rụng 9 cái răng của tù binh Vũ Minh Tằng.
Nhốt tù binh cộng sản trong container rồi phơi ngoài trời cho chết nóng
Cứ cái răng nào rơi ra, ông Tằng lại nhặt bỏ vào miệng. Không hiểu tên Bảy Nhu đập kiểu gì, mà răng tuột cả chân, nuốt cứ vướng ở họng. Nuốt mãi không được, chúng vạch miệng đổ nước cho trôi cả vào dạ dày.
Bẻ răng xong, chúng ném ông về phòng biệt giam cho hồi sức. Mỗi lần đại tiện, ông lại bới phân tìm răng. Mấy lần tìm kiếm, mà chỉ thấy 8 chiếc. Cách đây mấy năm, đi chiếu chụp ở bệnh viện, mới biết còn chiếc răng nữa dính chặt ở dạ này. Chân răng nhọn quá, xuyên thủng dạ dày, rồi cứ nằm đó mấy chục năm nay.
Theo cựu tù Vũ Minh Tằng, màn lấy răng của Bảy Nhu là đòn tra tấn nhẹ nhất trong tổng số khoảng 30 ngón đòn mà bọn cai ngục áp dụng với tù binh Phú Quốc. Đó cũng là màn khởi đầu nhẹ nhất mà ông phải trải qua.
Bẻ răng xong, chúng ném ông về phòng biệt giam cho hồi sức. Mỗi lần đại tiện, ông lại bới phân tìm răng. Mấy lần tìm kiếm, mà chỉ thấy 8 chiếc. Cách đây mấy năm, đi chiếu chụp ở bệnh viện, mới biết còn chiếc răng nữa dính chặt ở dạ này. Chân răng nhọn quá, xuyên thủng dạ dày, rồi cứ nằm đó mấy chục năm nay.
Theo cựu tù Vũ Minh Tằng, màn lấy răng của Bảy Nhu là đòn tra tấn nhẹ nhất trong tổng số khoảng 30 ngón đòn mà bọn cai ngục áp dụng với tù binh Phú Quốc. Đó cũng là màn khởi đầu nhẹ nhất mà ông phải trải qua.
Cảnh tù binh làm việc trong nhà bếp
Sau khi chờ ông Tằng hồi tỉnh, cai ngục Bảy Nhu tiếp tục gọi ông lên để tra tấn. Những lúc như thế, ông mới trộm nghĩ, đồng đội của mình bị chúng đứng trên chòi cao nã đại liên hoặc cối 82 ly hóa ra lại hay. Chỉ đoàng cái là được đoàn tụ với ông bà, tổ tiên. Cái chết kiểu từ từ thế này đúng là khủng khiếp.
Ông Tằng lôi hàm răng giả đặt trên mặt bàn móm mém bảo: “Đến giờ tôi vẫn không tin là mình sống được đâu. Tôi cùng anh em cựu tù trải qua những cực hình ở nhà lao Phú Quốc rồi mới hiểu vì sao không giặc nào đè bẹp được ý chí của người Việt mình. Ngày xưa, rồi mãi mãi, sẽ chẳng có kẻ thù nào khuất phục được người Việt”.
Khi tên Bảy Nhu đứng ở cửa phòng biệt giam, ông Tằng đã đứng lên món mém hỏi lại: “Mày gọi tao đi tra tấn hả?”. Hắn lạnh lùng gật đầu. Thế là ông Tằng lững thững đi theo hắn.
Ông Tằng lôi hàm răng giả đặt trên mặt bàn móm mém bảo: “Đến giờ tôi vẫn không tin là mình sống được đâu. Tôi cùng anh em cựu tù trải qua những cực hình ở nhà lao Phú Quốc rồi mới hiểu vì sao không giặc nào đè bẹp được ý chí của người Việt mình. Ngày xưa, rồi mãi mãi, sẽ chẳng có kẻ thù nào khuất phục được người Việt”.
Khi tên Bảy Nhu đứng ở cửa phòng biệt giam, ông Tằng đã đứng lên món mém hỏi lại: “Mày gọi tao đi tra tấn hả?”. Hắn lạnh lùng gật đầu. Thế là ông Tằng lững thững đi theo hắn.
Đánh tù binh bằng roi cá đuối. Quất vào người, roi cá đuối móc vào thịt
rứt toạc da, tứa máu.
Đến phòng ác ôn, hắn lôi từ góc phòng ra mấy thứ và giới thiệu công năng từng thứ một. “Đây là chày vồ, đây là gậy. Tao dùng chày vồ đánh vào mắt cá cho ngon cơm. Đây là gậy bỏ cháo, đây là gậy sầu đời, gậy biệt ly, gậy sanh tử. Ngày nào không đánh tụi bay là tao ăn cơm không ngon”.
Súng đạn ông Tằng còn chả sợ, nên nhìn những chiếc gậy, chày vồ ấy, ông Tằng tỉnh queo, coi thường. Thế nhưng, nếm trải những ngón đòn ấy, ông Tằng mới thấy khủng khiếp. Nếu kêu la, khóc lóc thì còn xả được đau đớn, đằng này người tù cộng sản đều phải nghiến răng chịu đựng, thậm chí đau ngất lịm mà vẫn phải làm mặt lạnh, coi thường đòn tra tấn của chúng.
Chiếc chày vồ được Bảy Nhu chế tác như chiếc chày giã gạo, cầm vừa tay, còn gậy thì to nhỏ từng loại. “Gậy bỏ cháo” có nghĩa là đánh người nào thì người đó không những cơm không ăn nổi mà cháo cũng bỏ luôn, “gậy sầu đời” là đánh xong thì tàn phế, rầu rĩ cả đời, “gậy sanh tử” gồm hai đầu, đánh bằng đầu sanh thì còn hy vọng sống, còn đánh bằng đầu tử thì chỉ có chết.
Chiếc chày vồ được Bảy Nhu chế tác như chiếc chày giã gạo, cầm vừa tay, còn gậy thì to nhỏ từng loại. “Gậy bỏ cháo” có nghĩa là đánh người nào thì người đó không những cơm không ăn nổi mà cháo cũng bỏ luôn, “gậy sầu đời” là đánh xong thì tàn phế, rầu rĩ cả đời, “gậy sanh tử” gồm hai đầu, đánh bằng đầu sanh thì còn hy vọng sống, còn đánh bằng đầu tử thì chỉ có chết.
Nhiều tù binh Phú Quốc chỉ còn da bọc xương
Bảy Nhu cho người khiêng tấm sắt lỗ tròn sắc lẻm đến, nhét chân ông Tằng vào. Đau thế nào người tù cũng phải ngồi im, vì giãy chân là tấm sắt cứa rách chân, toạc da, máu chảy lênh láng.
Bảy Nhu cầm chày vồ đập từng nhát dứt khoát vào mắt cá chân. Đập vài nhát thì mắt cá hai bên chân vỡ vụn. Hắn tiếp tục nhẩn nha đập xương bánh chè ở đầu gối, rồi khuỷu tay, bả vai. Khi ông Tằng ngất thì hắn dừng, tỉnh hắn đập tiếp. Cứ hết gậy lại đến chày, hắn đập đến khi xương khớp trên cơ thể ông Tằng nát vụn hết thì dừng tay.
Vài hôm sau, đợi ông Tằng tỉnh táo, hắn cho người khiêng ông lên phòng ác ôn và tiếp tục hành hạ. Lần này thì những chiếc đinh 10 được đóng chi chít vào ống chân, ống tay, đầu gối. Tổng cộng có đến mười mấy hình phạt thảm khốc mà tù binh Vũ Minh Tằng phải trải qua.
Bảy Nhu cầm chày vồ đập từng nhát dứt khoát vào mắt cá chân. Đập vài nhát thì mắt cá hai bên chân vỡ vụn. Hắn tiếp tục nhẩn nha đập xương bánh chè ở đầu gối, rồi khuỷu tay, bả vai. Khi ông Tằng ngất thì hắn dừng, tỉnh hắn đập tiếp. Cứ hết gậy lại đến chày, hắn đập đến khi xương khớp trên cơ thể ông Tằng nát vụn hết thì dừng tay.
Vài hôm sau, đợi ông Tằng tỉnh táo, hắn cho người khiêng ông lên phòng ác ôn và tiếp tục hành hạ. Lần này thì những chiếc đinh 10 được đóng chi chít vào ống chân, ống tay, đầu gối. Tổng cộng có đến mười mấy hình phạt thảm khốc mà tù binh Vũ Minh Tằng phải trải qua.
Phân khu B10
Sau khi nếm đòn chuồng cọp, thì cơ thể vốn đã suy kiệt của ông Tằng chỉ còn lại nguyên bộ xương, với lớp da bó sát xương ở ngoài. Ngày vào quân ngũ, ông nặng ngót 70kg, cao 1,75m, nhưng lúc trao trả tù binh, đồng đội dìu lên cân, cả quần áo, cùng 8 chiếc răng dắt cạp quần chỉ có 23kg.
Ông Tằng nhớ lại: “Tôi được nếm gậy biệt ly mấy lần mà không chết. Lúc quẳng vào biệt giam, thằng Nhu còn khen tôi là sống dai như đỉa. Tôi sống được là nhờ ăn phân, uống nước đái đấy chứ.
Sau khi bị tra tấn, ném vào phòng biệt giam, nó cũng mang cơm đến cho, nhưng nó trộn phân người và nước tiểu, cốt để mình không dám ăn rồi chết đói. Nhưng tôi và anh em cứ nhắm mắt nhắm mũi mà ăn. Nó không cho nước, nên anh em nào tiểu tiện ra, thì chia nhau mỗi người một ngụm, không bỏ phí giọt nào. Thế mới sống được để tiếp tục đấu tranh chứ”.
Ông Tằng nhớ lại: “Tôi được nếm gậy biệt ly mấy lần mà không chết. Lúc quẳng vào biệt giam, thằng Nhu còn khen tôi là sống dai như đỉa. Tôi sống được là nhờ ăn phân, uống nước đái đấy chứ.
Sau khi bị tra tấn, ném vào phòng biệt giam, nó cũng mang cơm đến cho, nhưng nó trộn phân người và nước tiểu, cốt để mình không dám ăn rồi chết đói. Nhưng tôi và anh em cứ nhắm mắt nhắm mũi mà ăn. Nó không cho nước, nên anh em nào tiểu tiện ra, thì chia nhau mỗi người một ngụm, không bỏ phí giọt nào. Thế mới sống được để tiếp tục đấu tranh chứ”.