.

Tìm ra "gốc gác" loài bọ xít hút máu người


 Liên tiếp trong hơn 1 tuần qua tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) người dân đã phát hiện nhiều con bọ xít hút máu người đã từng phát hiện ở các tỉnh Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM…

Ngày 4/9, ông Nguyễn Xuân Quang, trưởng khoa Côn trùng Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, 3 con bọ xít hút máu người mới được người dân phát hiện đều thuộc giống Triatoma Laporte 1832, có nguồn gốc Nam Mỹ.
Ông Quang cho biết thêm, thông thường vết thương do bọ xít này đốt sẽ bị sưng tấy, thâm tím và có triệu chứng ngứa.
Trước đó, từ ngày 28/8 đến ngày 1/9, bà Nguyễn Thị Kim Liên (ngụ phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn) liên tiếp bắt được 3 con bọ xít hút máu người. Ngay sau đó bà Liên đã giao cho khoa côn trùng, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn nghiên cứu.
2 con bọ xít lần đầu tiên xuất hiện ở TP Quy Nhơn - Ảnh: D.Công
2 con bọ xít lần đầu tiên xuất hiện ở TP Quy Nhơn - Ảnh: D.Công
Cả 3 con bọ xít đều thuộc 1 loài, có hình dáng giống nhau, có 3 đôi chân, vòi chích dài, cứng và nhọn, sau lớp cánh mỏng trên lưng có những vạch ngang màu vàng nâu, phần bụng dẹt và to, rìa bụng có 5 viền màu vàng, toàn thân màu nâu đen…
Hiện Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn (Bình Định) đang tiếp tục nghiên cứu và xác định Loài đối với nhóm 3 bọ xít này.
Đây là giống bọ xít hút máu người từng xuất hiện tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và lần đầu tiên được phát hiện tại Quy Nhơn (Bình Định). Giống bọ xít này có nguồn gốc từ Trung - Nam Mỹ di cư sang châu Á và nước ta bằng đường du lịch.
Loại bọ xít này có tuổi thọ rất lâu từ 1 - 2 năm, đặc biệt trong vòng 20 ngày không cho ăn uống bất cứ thứ gì thì nó vẫn sống được. Ngoài việc chích hút máu người, loài bọ xít này có thể chích hút máu ở bất kỳ loài động vật nào để sống. Đặc biệt, khi đói nó cũng có thể chích hút nước từ những quả trái cây chín để sống…
Doãn Công

Tin mới cập nhật

Blogger Gadgets